CƠ HỘI ĐỂ VIỆT NAM TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS QUỐC TẾ

CƠ HỘI ĐỂ VIỆT NAM TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS QUỐC TẾ
Mục lục

    LOGISTICS TẠI VIỆT NAM - THỊ TRƯỜNG LOGISTICS ĐẦY TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

      Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố cách đây không lâu, Việt Nam đứng vị trí thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI - Logistics Performance Index) - thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và cùng vị trí với Philippines. Vì thế, nhiều nhận định cho rằng, tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14-16%, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021.

    ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

      Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường và các hoạt động logistics càng được chú trọng.

      Do đó, tại Hội nghị Thường niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FIATA RAP), Hội nghị giữa năm của AFFA (AFFA Mid-Year Conference) của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) được Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đăng cai tổ chức tại Đà Nẵng từ 14-15/7, các chuyên gia và doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp cho sự phát triển của ngành logistics, như tạo thuận lợi hoá thương mại cho vận tải xuyên biên giới, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ngành logistics, phát triển bền vững và chuyển đổi số trong ngành logistics…


      Với vị trí địa chính trị đặc biệt, nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu mạnh, cùng sự hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu và thương mại điện tử luôn ở mức hai con số, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động logistics trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

      Tuy nhiên, ngành dịch vụ logistics khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và quốc tế nói chung đang đối mặt với nhiều thay đổi khó lường. Cùng với đó sự phát triển của khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa cũng đang mở ra nhiều cơ hội mới cùng với những thách thức cho ngành logistics.

    SỰ HỖ TRỢ TỪ CHÍNH PHỦ CHO NGÀNH LOGISTICS

      Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, đẩy mạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập môi trường thuận lợi cho ngành dịch vụ logistics phát triển.

      Nên Thứ trưởng Bộ Công Thương nêu rõ, những hội nghị như trên được tổ chức là cơ hội để các hiệp hội, doanh nghiệp dịch vụ logistics và xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước trong khu vực có dịp gặp gỡ, trao đổi cơ hội hợp tác kin doanh cũng như chia sẻ những kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics mở ra cơ hội thúc đẩy xuất nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

      Ngoài các chương trình nghị sự quan trọng, nhiều hoạt động bên lề được tổ chức trong khuôn khổ thời gian sự kiện nhằm kết nối giao lưu doanh nghiệp trong và ngoài nước như B2B giữa hơn 100 doanh nghiệp, nhiều hợp tác giữa các doanh nghiệp đã được cam kết, đã tạo ra cơ hội phát triển của các doanh nghiệp logistics vùng châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều doanh nghiệp logistics và xuất khẩu của Việt Nam bày tỏ vui mừng khi có dịp gặp gỡ, trao đổi cơ hội hợp tác và học tập kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics của thế giới, mở ra cơ hội tăng cường xuất nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh.

    -------------------------------

    Để biết th êm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY  TNHH HCE GROUP

    HOTLINE: 058 58 12345

    ĐỊA CHỈ:

    1. Trụ sở chính: CT3, Tòa The Pride, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
    2. Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: 1B13 Đường 27 - KP 5 - Phường An Phú - TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh 

    Bài viết liên quan