Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực thúc đẩy thương mại và logistics

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực thúc đẩy thương mại và logistics
Mục lục

    TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH RCEP

    Hiệp định RCEP, thỏa thuận thương mại tư do lớn nhất thế giới cho đến nay, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Kể từ đó, nó đã mang lại lợi ích hữu hình cho hợp tác kinh tế nói chung và logistics nói riêng giữa Trung Quốc và các quốc gia khu vực ASEAN.

    Hiệp định RCEP giúp kết nối kinh tế và logistics giữa Trung Quốc và các nước ASEAN

      Kể từ khi hiệp định có hiệu lực, sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các nước khu vực ASEAN ngày càng được đẩy mạnh, với xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Đây cũng là động lực tạo ra sự phát triển mạnh mẽ đối với dịch vụ logistics phục vụ thương mại hàng hóa tại thị trường rộng lớn này.

      Trong khuôn khổ RCEP, nhiều chính sách thuận lợi như cắt giảm thuế quan và nguyên tắc tích lũy xuất xứ được thực hiện đã từng bước làm nổi bật lợi thế so sánh về tăng trưởng xuất khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN.

    NHỮNG LỢI ÍCH MÀ RCEP MANG LẠI TRONG MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ LOGISTICS:

    HÀNH LANG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ HỢP TÁC ĐƯỢC THẮT CHẶT

      Hành lang thương mại quốc tế trên biển và đất liền và hợp tác thắt chặt trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kỹ thuật số và biển giữa TRung Quốc và các nền kinh tế thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ tiếp tục mở ra tiềm năng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

      Hưởng lợi từ hiệp định này, hàng hóa có thể được vận chuyển qua nhiều phương thức khác nhau bao gồm đường sắt, đường biển, đường cao tốc trong nội địa Trung Quốc trước khi được vận chuyển đến các khu vực khác trên thế giới theo các tuyến đường biển. Hành lang cung cấp một giải pháp thay thế tuyệt vời và cắt giảm được đáng kể chi phí vận chuyển.

    Hoạt động giao thương của các quốc gia trong RCEP trở nên gắn kết hơn

      Hợp tác Vịnh Pan-Beibu đã tăng cường quan hệ thương mại Trung Quốc - Thái Lan và với việc thực hiện hiệp định RCEP, việc tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại giữa ASEAN và các đối tác thương mại sẽ có lợi hơn.

      Với những nỗ lực phối hợp của Trung Quốc và ASEAN, hợp tác kinh tế đã được mở rộng từ thương mại hàng hóa và đầu tư hai chiều sang các lĩnh vực bao gồm biển, kỹ thuật số và kinh tế xanh.

    PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI XUYÊN BIÊN GIỚI

     Những số liệu tích cực từ nền công nghiệp và thương mại xuyên biên giới này cho thấy sức mạnh của hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được thiết lập gần đây và lợi ích kinh tế cho Trung Quốc và các đối tác khu vực.

     RCEP đã giúp giảm thuế đối với khai thác quặng mangan từ Malaysia giúp chuỗi công nghiệp kết nối Trung Quốc, ASEAN và Nhật Bản trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế khu vực.

       Kể từ khi RCEP có hiệu lực, hiệp định này đã mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp dựa trên việc giảm chi phí nhập khẩu và tăng cơ hội xuất khẩu nhờ các ưu đãi thuế quan. Theo thỏa thuận, hơn 90% hàng hóa giao dịch trong khu vực cuối cùng sẽ được miễn thuế, điều này sẽ thúc đẩy đáng kể thương mại và logistics xuyên biên giới giữa Trung Quốc và ASEAN.

    Tham khảo bảng giá dịch vụ vận chuyển tuyến Trung Quốc - Đông Nam Á tại đây.

    ------------------------------

    Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

    Công ty TNHH HYE GROUP

    Địa chỉ: CT3, Tòa The Pride, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

    HOTLINE: 058 58 12345

     

    Bài viết liên quan