TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA INDONESIA MANG LẠI HY VỌNG GIỮA ĐÁM MÂY SUY THOÁI
TĂNG TRƯỞNG GDP INDONESIA QUÝ 2/2023 TÍCH CỰC DO CHI TIÊU MẠNH
Trong bối cảnh nền kinh tế không chắc chắn, Indonesia đã cho thấy hiệu suất tích cực, với nền kinh tế quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng 5.17% so với cùng kỳ năm ngoái, trong Quý II năm 2023, theo dữ liệu do Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) báo cáo.
Con số tăng trưởng GDP quý 2 vừa qua của Indonesia là cao nhất trong 3 quý gần đây và cao hơn hẳn dự đoán về mức tăng trưởng trung bình 4,93% được đưa ra trong một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters đối với các nhà kinh tế. Về các lĩnh vực cụ thể, Nikkei Asia cho biết tiêu dùng cá nhân vốn chiếm hơn một nửa GDP của Indonesia tăng 5,23% trong quý 2/2023 trong khi đầu tư tăng 4,63% so với cùng kỳ năm 2022.
Mặc dù con số này tương đối thấp so với cùng kỳ năm trước, khi nền kinh tế tăng trưởng 5.44% so với cùng kỳ, nhưng nó vẫn cho thấy hiệu quả kinh tế vững chắc giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay.
Tham khảo dữ liệu do Cơ sở dữ liệu toàn cầu của CEIC Data cung cấp, Indonesia vượt trội so với các nước phát triển khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Singapore, về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong Quý II/2023.
Theo Bộ điều phối các vấn đề về kinh tế, dữ liệu cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế của Indonesia vẫn khá vững chắc với lạm phát tương đối được kiểm soát. Có được điều này là nhờ các chính sách vĩ mô hiện tại đang tập trung vào việc duy trì sự ổn định và khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững để giúp đất nước đối phó với các cú sốc kinh tế trong tương lai.
Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia phần lớn được hỗ trợ bởi một số ngành trụ cột. Vận tải kho bãi cùng với hoạt động kinh doanh lưu trú, ăn uống vẫn duy trì vị thế là những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong Quý II. Tuy nhiên, so với Quý I, tăng trưởng của họ cho thấy sự suy giảm.
Tại quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, tháng Ramadan thường là tháng ghi nhận mức chi tiêu hàng tháng lớn nhất của người tiêu dùng nhờ các khoản tiền thưởng ngày lễ mà các công ty có nghĩa vụ phải trả cho nhân viên của mình. Việc “lạm phát được kiểm soát” và “sức mua của người dân được duy trì” cũng đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy tăng trưởng.
Cần phải lưu ý rằng, tăng trưởng kinh tế của Indonesia vẫn ở mức trên 5% trong 7 Quý liên tiếp. Điều này tạo tiền đề giúp cho Indonesia trở lại nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao dựa trên phân loại của Ngân hàng Thế giới. Chính phủ đang hy vọng rằng cuối năm 2024, Indonesia sẽ đạt được GNI bình quân trên đầu người là 5.500 USD.