THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI ĐÔNG NAM Á

THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI ĐÔNG NAM Á
Mục lục

    SÔI ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÔNG NAM Á

    Thương mại điện tử xuyên biên giới dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng cao hơn so với thị trường thương mại điện tử nối chung, ở cấp độ toàn cầu. Điều này cũng đúng ở Thị trường Thương mại điện tử mới nổi - Đông Nam Á.

      Do dân số vốn đã cao và vẫn đang tăng, thu nhập trung bình của người dân tăng, số người dùng internet tăng, sử dụng điện thoại thông minh và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông...dẫn đến sự phát triển các dịch vụ hậu cần hiệu quả và nhanh chóng hơn.

      Thương mại điện tử xuyên biên giới của Đông Nam Á đang chứng kiến sự phát triển nhảy vọt. Với những lợi thế như chi phí phải chăng, mục tiêu tập trung vào người tiêu dùng của từng thị trường và chất lượng hàng hóa cao hơn, đang dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới.

    Thị-trường-thương-mại-điện-tử-Đông-Nam-Á-đang-hoạt-động-sôi-động

      Bên cạnh đó, Thương mại điện tử xuyên biên giới cũng phải đối mặt với một số thách thức, như chi phí giao hàng cao và yêu cầu về thời gian giao hàng chặt chẽ, chuyển đổi tiền tệ và ngôn ngữ...Hơn nữa, việc không có tài khoản ngân hàng tại một số quốc gia cũng là một yếu tố cản trở thanh toán trực tuyến.

    Thương mại điện tử xuyên biên giới của Đông Nam Á phát triển theo bước nhảy vọt

      Ước tính cho đến năm 2023, Tổng giá trị trường Thương mại điện tử xuyên biên giới của Đông Nam Á đạt 12 tỷ USD, chiếm hơn 40% tổng thị trường Thương mại điện tử khu vực.

      Thị trường Thương mại điện tử của Đông Nam Á chiếm hơn 40% tổng thị trường trong khu vực 

      Chỉ riêng Singapore và Malaysia đã chiếm hơn 50% tổng thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Singapore là nước có vai trò lớn nhất trong số các nước ASEAN về thương mại điện tử xuyên biên giới, với gần 55% giao dịch trực tuyến diễn ra tương ứng với giao dịch xuyên biên giới.

      Thái Lan được kỳ vọng sẽ đạt 5.8 tỷ USD và tốc độ CAGR là 14.5% vào năm 2022. Ngoài ra, chính sách Thái Lan 4.0 của chính phủ giúp tăng cường kết nối internet ở mọi ngôi làng trong cả nước, dự kiến sẽ tiếp thêm năng lượng cho thị trường này. Việt Nam và Philippines cũng là 2 thị trường nhiều tiềm năng cho thương mại điện tử phát triển.

      Đa kênh và Blockchain trở nên nổi bật

    Blockchain trở thành "chìa khóa" cho nền thương mại điện tử

      Bán hàng đa kênh cung cấp một số nền tảng, chẳng hạn như phương tiện truyền thông xã hội, thị trường trực tuyến và các phương tiện khác để người bán tiếp cận khách hàng và điều này rất có ý nghĩa trong việc thu hút khách hàng quốc tế. Hơn nữa, công nghệ blockchain đóng một vai trò quan trọng trong thanh toán xuyên biên giới, bằng cách giảm chi phí chuyển tiền và cũng tăng tính minh bạch.

      Các sản phẩm nổi bật của thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới là:

    1.  Dịch vụ du lịch
    2. Vé máy bay
    3. Quần áo
    4. Giày dép
    5. Mỹ phẩm 
    6. Trò chơi

    Các sàn thương mại điện tử quốc tế mà thị trường Thương mại điện tử xuyên biên giới khu vực Đông Nam Á hướng tới như:

    • Alibaba Group (Aliexpress, Tmall, Alibaba.com, Lazada, Taobao)
    • Amazon
    • eBay

    ----------------------------

    Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

    Công ty TNHH HCE GROUP

    Địa chỉ Trụ sở: CT3, Tòa The Pride, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Địa chỉ chi nhánh TP Hồ Chí Minh: 1B13 Đường 27 - KP 5 - Phường An Phú - TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh

    HOTLINE: 058 58 12345

    Bài viết liên quan